Hành trình tìm việc làm


Hành trình tìm việc làm
Sau đây là câu truyện của Alicia Jauhari về hành trình tìm việc làm tại New Zealand sau khi tốt nghiệp
 Alicia Jauhari đến từ Indonesia, cô đã hoàn thành bằng Cử nhân Kinh tế và Tài chính của Đại học Auckland. Alicia Jauhari bắt đầu cuộc hành trình của mình ở New Zealand vào năm 2014 với tư cách là sinh viên đại học ACG, nơi cô trải nghiệm cuộc sống Kiwi ấm áp, thoải mái với gia đình bản xứTrong thời gian này, cô đã giành được một giải thưởng từ cuộc thi video sinh viên quốc tế do Giáo dục New Zealand tổ chức. Cô đã đi khắp nơi trên đất nước và yêu thích cảnh quan độc đáo nơi đây

Hành trình tìm việc làm

 Sau khi tốt nghiệp, tôi đã trải qua với một cảm giác phấn khích cùng lo lắng về tương lai.
 Trong suốt mùa hè, tôi trở về quê nhà để dành thời gian cho gia đình và suy ngẫm về các lựa chọn của mình. Sau khi quyết định về cơ hội xin thị thực làm việc tại New Zealand, tôi trở lại Auckland vào tháng Tư và bắt đầu tìm kiếm công việc của mình sau khi nhiều người bạn của tôi đã thành công.
Tóm lại, công việc tìm kiếm của tôi cho đến nay khá nhiều chông gai. Tôi đã nhận được rất nhiều từ chối, hay những cái lắc đầu nhưng cũng chính vì vậy tôi ngày càng quyết tâm hơn. Dù vậy, tôi nhiều lần đã đặt câu hỏi về sự thành công của mình. Tôi đã rút ra cho mình được một số kinh nghiệm như sau:
  1. Tương lai là không thể đoán trước, nhưng lên kế hoạch trước không bao giờ là sai. Tận dụng tốt nhất những gì nhà cung cấp dịch vụ giáo dục của bạn cung cấp về hỗ trợ phát triển nghề nghiệp. Tôi đã không đi tới hết các buổi hội thảo nghề nghiệp, tuyển dụng như tôi đã dự định. Đối với những buổi mà tôi đã đến, tôi đã quá lo lắng và vụng về.
  2. Bắt đầu tìm kiếm sớm để tối đa hóa thời gian của bạn. Tôi phải từ chối một đề nghị phỏng vấn do thị thực làm việc của tôi còn ít hơn 12 tháng. Tôi đã học được rằng có thể mất một thời gian để tìm được công việc đầu tiên sau khi học, và điều quan trọng là bạn phải bắt đầu tìm kiếm sớm – ngay cả trước các kỳ thi cuối cùng của bạn. Nếu bạn tìm được một công việc có liên quan đến trình độ chuyên môn của bạn, bạn có thể nộp đơn xin Thị thực làm việc sau tốt nghiệp – Nhà tuyển dụng được hỗ trợ để cho phép bạn làm việc tại New Zealand thêm 2 năm nữa.
  3. Hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi để có thể nhìn lại tất cả các mặt tích cực và tiêu cực. Việc gửi đơn đăng ký ngày này qua ngày khác có thể bị kiệt sức, vì vậy tôi thấy rằng việc nghỉ một vài ngày có thể làm tăng mức độ hiệu quả của tôi cho các lần xin việc sau này. Nhưng tất nhiên, phần khó khăn là kỷ luật tự giác cần thiết để trở lại việc cần làm.
  4. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đừng bỏ cuộc! Nó có vẻ đơn giản khi nói ra, nhưng có thể có những lúc bạn sẽ có suy nghĩ rằng bỏ cuộc dường như là điều tốt nhất. Bạn cần phải biết rằng bạn nếu bạn đã cố gắng hết sức thì dù có thất bại bạn cũng không hối tiếc. Một người bạn của tôi đã bị công ty mơ ước của mình từ chối, kiên trì bằng cách liên lạc với người quản lý nhân sự về việc cải thiện hồ sơ của cô ấy. Cuối cùng có một vị trí tuyển dụng mới, và cô được thuê.
Trong khi đó, tôi đang có được kinh nghiệm làm việc thông qua các vị trí công việc tạm thời và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của mình bằng cách hỗ trợ việc khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến, Sarca Kriya, được thành lập bởi hai nghệ sĩ. Đó là một cơ hội duy nhất mà tôi có thể học hỏi và trải nghiệm trực tiếp cách một doanh nghiệp được thành lập ở New Zealand với những thăng trầm của nó. Tôi tin rằng mỗi trải nghiệm những điều mới mẻ tôi đã gặp phải đã giúp ích rất nhiều cho tôi
 Bạn không bao giờ biết khi nào cơ hội đó của một mình sẽ đến. Tôi mong bạn sẽ tìm được những việc làm tốt nhất tại New Zealand
Trên đây là tâm sự về hành trình tìm việc làm sau tốt nghiệp tại New Zealand. Mọi thắc mắc về du học New Zealnad vui lòng liên hệ:
Du học VESTrung tâm tu vấn du học VES: 21 Cù Chính Lan – Thanh Xuân – Hà Nội 
HOTLINE: 0977 559 458 Mobile: 0944 816 234 
Ðiện thoại: 02432 216 810 
Email: Ngan@duhocves.edu.vn – contact@duhocves.edu.vn 
Skype: ngan.nguyen286 – Facebook:/duhocves.edu.vn

Nhận xét